Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 CN
Ngày hoàng đạo Ngày hắc đạo

Luật công bằng tài chính là gì? Ưu điểm, nhược điểm của nó

Luật công bằng tài chính là gì? Ưu điểm, nhược điểm của nó

28/05/2021 16:05:08 | 650 lượt xem

Luật công bằng tài chính là gì? Đây là điều luật được đưa ra dưới sự khởi xướng của cựu chủ tịch UEFA Michel Platini và đồng sự vào năm 2009. Cùng nhandinhbong.net tìm hiểu chi tiết về luật bóng đá này qua bài viết dưới đây. 

Luật công bằng tài chính là gì?

Luật công bằng tài chính trong bóng đá có ký hiệu là FFP do chủ tích Michel Platini và các đồng sự cùng đưa ra. Điều luật này được đưa ra nhằm mục đích tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các CLB bóng đá trong Liên đoàn bóng đá Châu Âu UEFA một cách công bằng, minh bạch nhất. Các CLB bóng đá phải công khai tài khoản ngân hàng cùng với các khoản thu chi tài chính của mình. Chú trọng nhất là trong khoản chuyển nhượng và mua bán cầu thủ.

Điều luật này được đưa ra và bắt đầu có hiệu lực từ 1 tháng 6 năm 2011. Điều luật này có ảnh hưởng lớn đến các giải bóng đá lớn trên thế giới bởi tất cả các CLB bóng đá đang có những khoản nợ hay gặp khó khăn về tài chính đều không thể tham gia Cup Châu Âu.

Luật công bằng tài chính là gì? Ưu điểm, nhược điểm của nó
Luật công bằng tài chính là gì? Ưu điểm, nhược điểm của nó

Luật công bằng tài chính có tác dụng gì?

Năm 2009, các CLB thất thoát khá nhiều vì chi cho các khoản như trả lương cầu thủ hoặc phí chuyển nhượng. Tuy nhiên sự giàu có của các ông chủ vẫn giúp cho đội bóng của họ sống sót.

Các đội bóng có vẻ như đã lợi dụng ưu thế tiền của do giới chủ giàu có như Trung Đông hay Mỹ để đảm bảo việc vận hành trơn tru.

Dưới FFP, các đội bóng phải tuân thủ những quy định trong giới hạn về việc chi tiền trong chuyển nhượng cầu thủ, trả lương cầu thủ, nhân viên,…

Một đội bóng không thể lạm dụng sự giàu có của các ông chủ để vung tiền gây ra ‘lạm phát’ trong chuyển nhượng hoặc chi trả lương quá cao để chiêu dụ các ngôi sao, gây mất công bằng cho các đội bóng nhỏ hơn.

Trong FFP còn có cả sự kiểm soát và cân bằng giữa tiền ra với doanh thu từ bản quyền truyền hình và tiền bán vé, thêm vào đó là doanh thu từ các hợp đồng quảng cáo.

FFP không tính đến các chi phí như xây dựng SVĐ hay đầu tư cho phát triển các đội trẻ, xây khu tập luyện,…

Ưu nhược điểm của luật công bằng tài chính

Ưu điểm của luật công bằng tài chính

– Tạo sự công bằng cho các CLB bóng đá khi chi quá nhiều tiền để chuyển nhượng, mua cầu thủ giỏi.

– Hạn chế tình trạng các CLB gặp khó khăn về tài chính.

Nhược điểm của luật công bằng tài chính

– Không làm giảm khoảng cách về sức mạnh tài chính giữa các câu lạc bộ

– Các án phạt chưa đủ tính răn đe

– Khó đạt được sự công bằng, rõ ràng

>>> Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về tiểu sử cầu thủ bóng đá như: tiểu sử Ronaldo, Tiểu sử Lucas OcamposTiểu sử Phil Jones…. tại website của chúng tôi để hiểu rõ hơn về những cầu thủ tài năng này.

Các điều khoản có trong luật công bằng tài chính

Trong điều luật này có quy định về số tiền thua lỗ của các đội bóng tại UEFA. Theo đó số tiền được phép thua lỗ tối đa là 45 triệu euro. Quy định này chỉ được áp dụng trong khoảng thời gian từ vòng 3 mùa giải 2011 đến mùa giải 2013. Bắt đầu từ mùa giải 2014 – 2017, mức tiền này đã  giảm xuống chỉ còn là 30 triệu euro.

Trong trường hợp CLB nào bị thâm hụt 100 triệu euro từ hợp đồng chuyển nhượng và mua bán cầu thủ sẽ bị nhắc nhở. Chính vì vậy sẽ có một tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình tài chính của đội bóng được ra đời là ICFC. Tổ chức này yêu cầu các đội đã vi phạm phải đảm bảo về tài chính.

Nếu vi phạm hình phạt của UEFA có thể thực hiện đối với các đội bóng như:

– Cảnh cáo

– Trừ điểm

– Phạt rút vốn trong các giải đấu của UEFA

– Phạt tài chính

– Cấm đăng ký số lượng cầu thủ thi đấu tại UEFA

– Loại khỏi giải đang thi đấu

– Loại khỏi giải đấu trong tương lai.

Bài viết trên chúng tôi đã giải đáp chi tiết về những câu hỏi liên quan đến luật công bằng tài chính là gì? Hy vọng những tin thể thao này sẽ giúp bạn hiểu rõ về điều luật này.

"Trang chúng tôi chuyên cung cấp các tin tức bóng đá trong và ngoài nước. Thông tin cập nhật nhanh nhất. Hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc!"

TỬ VI HÀNG NGÀY

Ngày xem (Dương lịch):

Năm sinh (Âm lịch):

- Ngày 20-01-2025 dương lịch với tuổi của bạn sinh năm 1981

Tuổi Tân Dậu thuộc Thạch Lựu Mộc. Căn Tân Kim đồng hành Chi Dậu Kim.

Nên: Dọn dẹp văn phòng, chỉnh đốn hồ sơ, sắp xếp lại công việc, sửa chữa máy móc xe cộ, trao đổi ý kiến, gặp quý nhân nhờ cố vấn, nhẫn nhịn trong sự giao thiệp, cúng tế, làm việc từ thiện, chữa bệnh, cẩn thận đề phòng bất trắc.

Kỵ: Khai trương, xuất hành, khởi công, tiến hành công việc, tranh cãi, thưa kiện, đi xa, di chuyển, mong cầu về tài lộc, đầu tư cổ phiếu, ký kết hợp tác, cầu hôn, cưới gả, kết bạn.

Kết Luận: Ngày có sự gặp gỡ hoặc có đám tiệc. Có sự dọn dẹp, tu bổ, sửa chữa. Tài lộc tuy có nhưng hao tài về giao thiệp, mua sắm. Có tin buồn ở xa. Làm việc gì cũng không nên có tính dây dưa sẽ không tốt, không có lợi. Có sự hư hại cần phải tu bổ, sửa chữa, mua sắm.

 
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 CN
Ngày hoàng đạo Ngày hắc đạo